Bí quyết phối ghép amply với loa karaoke chuẩn chọn mua dàn karaoke

  • Ngày đăng: 2023-10-09 11:22:27
  • Lượt xem: 8409

   Cách ghép loa với amply karaoke như thế nào để có được bộ dàn âm thanh karaoke hay chuẩn chuyên nghiệp? Để lên cấu hình dàn hát karaoke gia đình không hề dễ dàng nhưng nếu biết cách thì chúng ta hoàn toàn có thể tự mình chọn được bộ dàn loa karaoke gia đình hay và phối ghép chuẩn nhất với giá tiền bỏ ra hợp lí nhất. Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây giúp bạn có thể chọn cho mình bộ dàn loa amply chuẩn nhất nhé!

    Xem nhanh

 Vậy điểm mấu chốt nhất trong phi ghép amply phù hp vi loa karaoke là gì?. Khi chúng ta đã nắm được những quy tắc cơ bản trong phối ghép thì khi đi mua chúng ta không còn lúng túng trong việc chọn mua bộ hát karaoke tại nhà.

 

Với nhiều năm liền đạt danh hiệu thương hiệu uy tín trong lĩnh vực âm thanh karaoke, HDRADIO là đơn vi chuyên cung cấp thiết bị và bộ dàn karaoke gia đình, âm thanh hội trường, âm thanh sân khấu, phòng hát karaoke kinh doanh, quán cafe, quán bar,..Bằng kinh nghiệm thực tiễn trong phối ghép dựa trên những nguyên tắc. Cách phi ghép loa karaoke phù hp vi amply cho dàn karaoke gia đình.

 

phoi-ghep-amply-voi-loa-karaoke-hay-chuan

 

Trong phối ghép loa với amply karaoke cần đảm bảo yếu tố "kinh tế" và "kỹ thuật".

 

1.Về mặt kinh tế:

Không nên phối ghép giữa loa quá đắt tiền với amply rẻ tiền hoặc chọn amply đắt tiền nhưng lại phối ghép với loa karaoke rẻ tiền. Khi chọn lựa không đồng đều nhau về giá thành như thế thì chất lượng cũng không tương xứng và không được khớp với nhau dẫn đến cấu hình bộ dàn karaoke bị phá vỡ hoàn toàn.

 

Đó là phạm trù về mặt kinh tế thì hầu hết khi đi chọn mua thì chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng nhận ra điều đó.

 

2. Về mặt kỹ thuật:

Là yếu tố quan trọng trong cách phối ghép loa và amply cho dàn karaoke gia đình được nằm ở phần phối ghép về mặt kỹ thuật.

 

Khi tổng trở của loa karaoke được kéo cùng một amply mà nhỏ hơn trở của amply thì amply karaoke sẽ bị nóng quá tải và dẫn đến một trong số các linh kiện điện tử bên trong khi chạy quá tải sinh nhiệt lượng nóng lên, Khi làm việc liên tục trong thời gian dài hiện tượng nóng bất thường này khi đủ nhiệt lượng sẽ bùng phát ngọn và làm cháy cả các linh kiện khác gây hư hại nặng cho amply. Chúng ta có chắc chắn đã từng nhận ra mùi khét đặc trưng của các linh kiện điện tử bị cháy ít nhất một lần.

 

Nguyên tắc 1: Công suất loa và amply phù hợp với nhau.

Điều mà chúng ta cần quan tâm hơn nữa là: Về mặt công suất thì công suất của amply hát karaoke phải  lớn hơn công suất trung bình của loa karaoke. Đó là điều mà bạn cần quan tâm khi chọn mua và phối ghép loa với amply có trở kháng không giống nhau.

 

 

Theo công thức vật lý thì: P = U*U/R.P: công suất.U: là điện thế hiệu dụng bình thường (const). Ta có thể thấy rằng công suất tỉ lệ nghịch với trở kháng.

 

Nguyên tắc 2: Trở kháng loa và ampli karaoke.

Nếu R (trở kháng của loa) nhỏ hơn R trở kháng của amply => công suất của loa lớn hơn công suất của amply. Nên không chọn lựa và phối ghép như vậy. ==> Do đó nên chọn amply karaoke có công suất lớn hơn công suất trung bình của loa hoặc ít nhất có thể bằng tổng công suất hiệu dụng của loa karaoke.

 

Có thể nhiều người chưa biết, nếu công suất của loa lớn hơn ampli thì nó sẽ gây méo tiếng hay còn gọi là đuối tiếng sự khác nhau chênh lệch quá lớn về công suất còn có thể gây cháy loa karaoke. Khi loa karaoke không thể chịu đựng được công suất của amply karaoke thường có thể dẫn đến cháy côn loa, nhiều trường hợp có thể hỏng hóc nặng hơn.

 

Nếu amply có công suất quá yếu thì tín hiệu sẽ thường xuyên ở trạng thái clip, điều này khiến cho amply chỉ gửi được dòng một chiều vào loa làm cho màng loa không thể co giãn chuyển động bình thường được nữa. Hiện tượng đó cứ kéo dài như thế khiến cho mạng loa dần dần giãn ra và côn loa cũng giãn theo khiến cho nam châm từ không thể tác dụng vào côn loa được nữa một số trường hợp côn loa bị lệch hẳn ra gây làm nát côn loa cuối cùng là loa không còn có thể cho ra tiếng căng trắc mền mại và hay được nữa. Lúc này sau một thời gian dài như thế âm thanh dần dần có hiện tượng xấu đi, xuất hiện những tiếng lạ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giải trí của gia gia đình bạn.

 

Kiểm chứng ampy karaoke yếu hơn so với loa karaoke hoàn toàn dễ dàng khi chúng ta mở một bài nhạc đối với loa và amply khi đấu lần đầu không cùng công suất, giả sử công suất của amply karaoke yếu hơn so với loa karaoke thì khi mở lên chúng ta vẫn nghe thấy tiếng nhưng khi mở to ở ngưỡng cho phép thì khi đi mua dàn karaoke chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện ngay ra được tiếng loa không còn gọn căng và khỏe nữa.

 

 

 3. Chọn loa siêu trầm và loa karaoke ghép với amply

Điều mà bạn nên quan tâm nữa là nếu chọn mua thêm loa siêu trầm hay còn gọi là (loa sub. Chúng ta nên tìm hiểu rõ xem đây là sub hơi hay sub điện. có tiêu tốn công suất của amply hay không.

Tránh nhầm lẫn giữa loa siêu trầm và loa karaoke. Loa siêu trầm hay có tên gọi khác là sub được chia thành hai loại chính là:

  • loa sub hơi: không có mạch điện nên cần tiêu tốn công suất khi phối ghép.
  • loa sub điện: đã đươc tích hợp sẵn mạch công suất bên trong của loa sub đó.

Thường dùng trong phòng hát karaoke gia đình nên dùng sub điện là hơp lý nhất. 

Khi chọn mua được loa phù hợp với amply karaoke rồi thì chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm chọn lựa các thiết bị khác một cách dễ dàng.

 

Với phương pháp phối ghép này luôn đảm bảo được công suất giữa các thiết bị giúp cho loa và amply karaoke được hoạt động bền bỉ lâu dài hơn và chất lượng âm thanh chuẩn hay nhất và tăng tuổi thọ của bộ dàn karaoke của gia đình bạn.

Bằng những chia sẻ từ thực tiễn và dựa trên nguyên lý cho ra cách phối ghép amply karaoke phù hợp với loa cho dàn karaoke gia đình với bài chia sẻ này HDRADIO hy vọng sẽ hữu ích cho quý khách hàng khi chọn mua dàn hát karaoke hay và chuẩn nhất.

Đánh giá Bí quyết phối ghép amply với loa karaoke chuẩn chọn mua dàn karaoke

Chọn đánh giá của bạn:
Hệ thống đang xử lý, vui lòng chờ trong giây lát!.