Giọng mũi là gì? Cách sửa chữa giọng mũi để hát karaoke hay hơn

 

Bạn rất thích hát karaoke nhưng ngại vì chất giọng yếu, cứng, lại bị chói ở các nốt cao. Đây là những biểu hiện của tiếng hát bị giọng mũi. Với những “ca sĩ bất đắc dĩ” như chúng ta thì những khái niệm ca hát chuyên nghiệp như giọng mũi, âm mũi hay cách luyện tập ra sao để khắc phục sẽ khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu, luyện tập ca hát. Hiểu được điều này, HDRadio sẽ chia sẻ với bạn một vài thông tin về giọng mũi và cách khắc phục giọng mũi để hát karaoke hay hơn trong bài viết dưới đây. 

    Xem nhanh

Nếu không phải là ca sĩ chuyên nghiệp, hầu hết những người yêu ca hát không chuyên đều hát với giọng mũi. Để hiểu giọng mũi là gì, nguyên nhân, cách khắc phục giọng mũi để hát karaoke hay hơn, trước hết, chúng ta cần hiểu cơ chế để tạo ra âm thanh. 

 

1. Cơ chế tạo ra giọng nói hay tiếng hát 

Khi hít hơi vào và thở ra bình thường thì 2 cái dây thanh hoàn toàn thả lỏng và mở ra. Khi dây thanh ở trạng thái thả lỏng thì chúng ta hít thở bình thường nhưng không tạo ra âm thanh. Khi hát, bạn cần hít hơi vào, giữ hơi và thổi hơi ra. Đồng thời 2 dây thanh khép lại và rung lên ở tần số nào thì ta sẽ nghe được âm thanh ở tần số đó. Ví dụ khi hát từ nốt thấp đến cao dần lên thì cơ hoành sẽ kéo giãn ra, khi xuống nốt thấp, cơ hoành lại co lại và rung ở các tần số khác nhau sẽ tạo những âm thanh khác nhau. Đó là cơ chế chúng ta tạo nên giọng nói và giọng hát của mình. 

Cơ chế tạo ra tiếng nói

 

2. Khái niệm giọng mũi

Giọng mũi hình thành khi áp lực hơi từ bụng đi lên không đủ mạnh để đẩy luồng hơi ra đến chỗ răng cửa nên hơi ra đến khu vực hàm ếch thì đã bị đẩy thẳng lên mũi nên những âm thanh đó được gọi là giọng mũi. Nếu bạn không tạo đủ áp lực để đẩy âm thanh ra một âm thanh tròn đầy thì bạn sẽ phải gào lên và hơi không đủ thì sẽ bị xộc thẳng lên mũi. 

Giọng mũi là gì

 

3. Tác hại của giọng mũi 

Giọng mũi nghe sẽ không rõ lời và bị chói, gây cảm giác khó chịu cho tai người nghe. Cảm giác giọng hát yếu như bị hết hơi và rất cứng nên hạn chế độ linh hoạt của bộ phận phát âm như lưỡi, dây thanh quản, hàm ếch, hàm dưới và răng. Điều này khiến người nghe bị mệt. 

Tác hại của giọng mũi

Ca sĩ Erik gây nhiều tranh cãi về chất giọng "hát như nghẹt mũi" của mình

 

4. Vậy thế nào là một âm thanh đẹp

Khi mà hít hơi thở vào thì không khí được neo ở phần cơ hoành nằm ngang ở bụng, cách rốn 3cm. Cơ hoành này sẽ níu hơi thở của chúng ta lại, tạo thành một áp lực giống cái pitton, ấn 1 đầu và hơi được đẩy ra ở đầu kia, làm rung thanh quản, tạo thành tiếng. Khi đẩy hơi ra, chúng ta phải  tạo một áp lực đủ mạnh để hơi xuyên qua dây thanh, vòng qua xoang má để vòng qua hàm ếch phía trên và phải đủ áp lực để ra  tận răng cửa thì đó là một âm thanh đẹp và không mũi. 

Ca sĩ Mỹ Tâm

 

5. Sự khác biệt giữa giọng mũi và âm mũi

Chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa giọng mũi và âm mũi. Trong bất cứ một ngôn ngữ nào phải có các âm mũi. Ví dụ, trong tiếng Việt có những âm như âm N, NG ví dụ, ngỡ ngàng, ngạo nghễ, ngân nga. Chúng ta đều phải sử dụng âm mũi để tạo ra tiếng chuẩn xác. Lưu ý những âm mũi không phải là giọng mũi. 

Phân biệt giọng mũi và âm mũi

 

6. Giọng mũi không phải lúc nào cũng tệ

Với một số loại nhạc như dân ca Bắc Bộ hay quan họ thường hay phải sử dụng giọng mũi để hát. Lúc này, giọng mũi lại là một kiểu hát mang lại màu sắc riêng cho những dòng nhạc truyền thống này. Còn đối với các bản nhạc pop, ballad, trữ tình mà bạn thường hay hát karaoke, vấp phải giọng mũi sẽ khiến tiếng ca của bạn bị yếu, cứng, không rõ ràng, không tròn đầy nên nghe không hay, khiến bạn ngại hát, ngại thể hiện bản thân. 

Giọng mũi cũng là một cách hát

 

7. Nguyên nhân gây nên giọng mũi 

  • Lý do thứ nhất, vòm miệng thấp, thanh quản cao. Khi hát chúng ta sẽ hạ thanh quản xuống thấp và vòm miệng lên cao để tạo ra một khoảng không rộng để âm thanh có thể luồn trong khoảng không ấy. Nhưng nếu người hát đẩy thanh quản lên cao mà không nhấc được hàm ếch lên cao khiến cho khoảng không trong miệng bị hẹp thì sẽ tạo ra âm thanh bị mũi và bị cấn. 
  • Lý do thứ hai, khi bạn đẩy quá nhiều hơi vào phần thoát khí làm cho hơi đẩy ra quá mạnh và phần phát âm bị cứng lại, không mở rộng, nới rộng hàm ra làm cho phần cuống lưỡi nằm ở dưới bị cứng lại khiến âm thanh bị bóp lại không được mềm mại. 
  • Lý do cuối cùng nằm ở hơi thở quá nông, không đủ áp lực để đẩy âm thanh luồn qua dây thanh đới, luồn qua hàm ếch để ra tận răng cửa ở phía trước mà chỉ đủ để đẩy hơi đến gần khu vực hàm ếch và đẩy thẳng lên mũi. 

Nguyên nhân gây giọng mũi

 

8. Bài tập khắc phục giọng mũi 

Để kiểm soát hơi thở tốt hơn, HDRadio chia sẻ với bạn một số các bài luyện tập sau: 

  • Rung môi: Đây là bài tập rất quen thuộc với các ca sĩ mỗi khi luyện hát. Bạn hãy tưởng tượng như một đứa trẻ đang chơi phun mưa vậy. Hãy làm như vậy, nhưng là có giai điệu đi kèm nhé. 
  • Ngáp: Ngáp là một hoạt động thường ngày của chúng ta, ngáp giúp cung cấp oxy và ngáp cũng giúp bạn lấy hơi tối đa, giúp bạn có thể nhận sự hỗ trợ của cơ hoành. Đây chính là âm “A” của bạn đó. Bài tập này giúp bạn mở rộng khoảng không trong miệng khi hát
  • Luyện tập với nguyên âm “i, ê, a, ô, u” nhưng không mở miệng. Việc không mở miệng buộc lưỡi phải làm việc liên tục để tạo ra âm thanh, do đó lưỡi, dây thanh quản và cơ hoành cũng sẽ linh hoạt hơn. 

Bài tập khắc mục giọng mũi

Những kiến thức và cách khắc phục giọng mũi như trên sẽ đem lại cho bạn khả năng ca hát như một ca sĩ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các ca sĩ chuyên nghiệp, họ đã trải qua nhiều năm luyện tập mới đạt được giọng hát hay hàng triệu người mến mộ trong khi bạn chỉ đơn thuần là một người yêu ca hát. Việc luyện tập giọng mũi nhìn qua tưởng đơn giản nhưng lại tốn của bạn khá nhiều thời gian và công sức đấy. Vì vậy, để hát hay mà không cần mất công luyện tập, bạn cần một dàn âm thanh karaoke chất lượng với các chức năng chỉnh âm tiên tiến khắc phục giọng mũi, nâng tone giọng, nâng giọng khỏe lên, chỉnh nhạc, chọn nhạc phù hợp với giọng hát của bạn. 

Dàn karaoke gia đình

TỔNG HỢP: TOP 20+ dàn karaoke hay nhất hiện nay

[code_product_1]

 

9. Một số chức năng chỉnh giọng thông dụng khi hát karaoke bạn cần biết

Echo - Chỉnh vang: Echo là độ vang của âm thanh. Rất dễ để nhận biết Echo khi hát karaoke hoặc khi bạn nói vào micro sẽ nghe câu cuối vọng lại, đó chính là Echo. Bạn có thể hình dung, độ vang của âm thanh khi một người có chất giọng nói sang sảng và một người có giọng nói yếu thì chất giọng sang sảng sẽ có độ vang tốt hơn, hát hay hơn. Echo được điều chỉnh trên amply hoặc vang. Chỉnh Echo giúp giọng hát của bạn đi xa hơn, khỏe hơn, mềm hơn, nghe không bị khô, cứng. Đây là chức năng góp phần hạn chế giọng mũi khá hữu ích. 

Echo là gì

TOP 7+ amply karaoke hiệu chỉnh âm thanh hay nhất hiện nay 

[code_product_2]

Reverb - Chỉnh vọng: Reverb là hiệu ứng vọng lại của âm khi bạn nói trong phòng kín, hay trong hang động. Âm thanh sau khi phát ra gặp vật cản (tường, đồ vật) sẽ bị phản xạ làm xuất hiện âm thanh vọng lại. Bất kỳ dàn karaoke nào cũng đều phải sử dụng Reverb, đặc biệt là xử lý tiếng micro hát karaoke. Reverb đóng vai trò là chức năng kết nối các nguồn âm thanh khác nhau (kết hợp tiếng micro và tiếng nhạc). Nếu không có Reverb, bạn sẽ nghe thấy bài hát là một hỗn hợp âm thanh rời rạc tách biệt, hát một nẻo, nhạc một nơi. Chỉnh Reverb tạo cảm giác nịnh giọng hơn rất nhiều so với chỉ chỉnh Echo thông thường. Chỉnh Reverb giúp giọng của bạn ngân được dài hơn. Đây là chức năng không thể thiếu khi hát karaoke, khắc phục giọng mũi, giọng ngắn cực kỳ tốt. 

Mô tả tiếng vọng

Mô tả tiếng vọng của âm thanh

XEM NGAY: TOP 10+ Micro karaoke chống hú rít, hát chuẩn giọng nhất hiện nay

[code_product_3] 

Delay - chỉnh độ trễ: Delay là độ trễ trì hoãn tín hiệu âm thanh phát trong một vài mili giây tùy thuộc vào nhịp điệu của bài hát. Một ví dụ về Delay, chẳng hạn như sấm sét trong cơn mưa. Chúng ta nhìn thấy sét trước khi nghe thấy tiếng sấm. Sự chậm trễ của âm thanh chính là Delay. Việc chỉnh delay cho phép bạn hát karaoke với tone giọng, độ lớn âm giọng ổn định. Đây là một trong những chức năng chỉnh âm thanh nâng cao thường được thực hiện trên phần mềm vang karaoke

Hiệu chỉnh Delay trên vang số

Các nút hiệu chỉnh trên loa kéo karaoke Acrowin SA500

CẦN CHO BẠN: TOP 8+ Vang số karaoke giá tốt nhất trên thị trường

[code_product_4] 

Ngoài ra còn rất nhiều các tính năng chỉnh giọng và nhạc nâng cao khác trong một dàn karaoke như: chỉnh bass, treble, mid, music, master, micro 1,2,.... Những tính năng này sẽ được chia sẻ tới bạn đọc trong những bài viết khác. Không chỉ giọng mũi mà rất nhiều nhược điểm trong giọng hát của bạn cũng sẽ được khắc phục khi bạn sở hữu bộ dàn karaoke chất lượng cao. 

Dàn karaoke gia đình

Dàn karaoke gia đình

Hy vọng bài chia sẻ trên sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích về giọng mũi là gì, giúp bạn sở hữu giọng hát vàng, tự tin thể hiện bản thân trong mỗi dịp hát karaoke cùng người thân và bạn bè. Bên cạnh bài viết: Giọng mũi và cách khắc phục giọng mũi, HDRadio đã từng chia sẻ rất nhiều nội dung khác về tone nhạc, cách lấy hơi, bí kíp luyện thanh với dàn karaoke tại nhà,...giúp bạn hát karaoke hay hơn. Bạn có thể tham khảo thêm các bài chia sẻ dưới đây: 

Đánh giá Giọng mũi là gì? Cách sửa chữa giọng mũi để hát karaoke hay hơn

Chọn đánh giá của bạn:
Hệ thống đang xử lý, vui lòng chờ trong giây lát!.