7 cách để có giọng nói, giọng hát hay

1/ Điều chỉnh khuôn miệng
Đây là một trong những bài tập đầu tiên để có giọng nói, giọng hát hay mà thường các thầy cô trường nhạc viện sẽ dạy sinh viên của mình khi luyện giọng. Khi bạn tập nói hay tập hát cần phải mở rộng khuôn miệng và giữ cho phần cơ ở quanh miệng và hàm hơi tách rời nhau. Việc này sẽ giúp cho bạn khi nói hay hát thì lời sẽ rõ ràng và lấy hơi cũng khỏe hơn. Hãy tập làm cách này giống như đang ngáp ngủ, sử dụng lưỡi để điều chỉnh khuôn miệng sao cho lưỡi chạm vào phần răng. Giữ tư thế này khi nói hay hát sẽ giúp cho cột hơi của bạn đầy hơn, giọng sẽ vang và nghe hay hơn bình thường.
2/ Luyện giọng đúng theo gam
Khi luyện giọng theo gam thì cần phải tập từ nốt thấp rồi từ từ lên nốt cao, đừng vội vàng học những nốt cao trước. Mặc dù những nốt cao sẽ khiến cho bạn cảm thấy phấn khích hơn, cảm giác sẽ chuyên nghiệp hơn.
Để điều chỉnh giọng theo gam thì bạn cần phải dùng lưỡi và các cơ quanh miệng để điều chỉnh khẩu hình âm khi phát ra. Một cách đơn giản nhất bạn có thể làm đó chính là hãy tập phát âm các âm ah, eh, ih,...trước. Chỉ với 1 đến 2 phút mỗi ngày là đã giúp bạn hát đúng lời và chính xác hơn. Khi tập nói, hát theo gam bạn cần phải tập từ nối thấp trước rồi đến nốt cao sau. Ví dụ: Đồ Rê Mi Pha Son La Si Đố rồi làm tương tự từ cao xuống thấp. Bài tập này là bài khởi động khá hiệu quả đồng thời cũng giúp bạn nói, hát được những nốt cao và nốt trầm nét và rõ hơn.
3/ Tư thế luyện giọng
Tư thế cũng là một phần khá quan trọng trong quá trình luyện giọng. Hầu hết các giáo viên thanh nhạc đều gợi ý rằng nên đứng hát thay vì ngồi để tạo ra âm thanh tốt nhất. Tư thế ngồi sẽ khiến cho các cơ bắp bị xẹp xuống và sẽ cản trở việc lấy hơi đúng cách.
- Giữ cho đầu thẳng trục với vai
- Thả lỏng hàm và đưa lưỡi hướng ra phía trước miệng
- Thả lỏng vai
- Nâng và đẩy lùi vòm miệng ra phía sau giống như bạn chuẩn bị ngáp. Điều này để mở rộng cổ họng và lấy được nhiều hơi hơn
- Nếu bạn phải gồng người lên khi đứng trong tư thế đúng, hãy di chuyển và áp sát vào tường sao cho lưng, vai, đầu thẳng nhau
4/ Phát âm đúng
Việc phát âm đúng tưởng chừng như rất dễ và đơn giản nhưng không hề dễ chút nào bởi có rất nhiều người thậm chí là ca sĩ chuyên nghiệp bị sai âm tim hát thanh tiêm. Điều này gây ra sự khó chịu cho người nghe, mất đi tính chuyên nghiệp. Bạn nên thử những bài tập phát âm cùng với những bài tập khởi động khác trước khi bắt đầu hát.
5/ Nói, hát đúng tông giọng của mình
Đừng cố gồng mình và ép bản thân phải theo một trường phái biểu diễn nào đó khi mới luyện thanh. Hãy hát bình thường theo đúng tông giọng hàng ngày của mình. Khi hát giọng tông cao hơn sức sẽ dễ bị lạc nhịp hay hát thấp quá thì không ra thanh. Điều này sẽ rất dễ khiến cho bạn cảm thấy chán nản và có tư tưởng từ bỏ.
Hãy cứ hát bình thường đến nốt cao thì chịu khó lấy hơi sâu để dễ hát nhưng nếu không thể lên được nốt cao thì hãy cố gắng biến chuyển sao cho phù hợp với giai điệu, đến những nốt thấp thì giữ hơi thở nhẹ nhàng, khí thoát ra một cách từ từ.
6/ Điều chỉnh hơi thở
Thực chất có rất nhiều người có giọng hát hay nhưng vì không biết cách điều khiển nhịp thở của mình nên tạo áp lực không cần thiết lên giọng hát. Việc tập luyện hơi thở sẽ giúp cho bạn hát tốt hơn rất nhiều. Hơi thở đúng cách cũng là điều bạn cần phải biết nếu như muốn hát tốt hơn. Khi thực hiện tư thế đứng hoặc ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực bạn hơi hóp bụng một chút để giúp lấy hơi và dễ điều tiết nhịp thở hơn. Hãy hít vào và thở ra một cách hợp lý đê duy trì giọng hát. Khi hát cần phải giữ cho các cơ ở cổ họng được thả lỏng. Khi cần lấy hơi hãy để micro hơi xa người để tiếng thở không bị thu vào mic.
Khởi động một chút trước khi nói hoặc hát bằng cách luyện thanh khoảng từ 1 - 2 phút sẽ giúp bạn củng cố lại tông giọng của mình.
7/ Kiên trì luyện tập
Kiên trì là một điều cần thiết mỗi khi bạn làm bất cứ một điều gì. Mỗi ngày hãy dành ra khoảng 5 đến 10 phút trong lúc tắm hoặc nấu ăn hay thúc rảnh rỗi bạn cũng có thể tự ngân nga những giai điệu để luyện hát. Nếu như cảm thấy rằng bản thân mình tiến bộ chậm thì có thể là do bạn đang không tập luyện thường xuyên. Để tăng tốc thì hãy dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện tập.
Lưu ý khi luyện giọng nói, giọng hát
- Hãy uống đủ nước mỗi ngày, nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày
- Không nên ăn đồ bơ hoặc sữa trước khi hát. Bởi vì những thực phẩm này sẽ tạo ra nhiều dịch nhầy trong cổ họng khiến việc ca hát trở nên khó khăn
- Hãy kiên trì luyện tập bằng cách hát những bài hát yêu thích và hãy hát bằng giọng của chính mình.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về 7 cách để có giọng nói, giọng hát hay tại nhà mà HDRadio muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho giọng nói, giọng hát của bạn ngày càng tiến bộ hơn. Chúc các bạn thành công!