Bí Mật Cách Lấy Hơi Khi Hát để có Giọng Ca Nội Lực Truyền Cảm

  • Ngày đăng: 2024-02-23 10:45:29
  • Lượt xem: 1764

Bạn là một người đam mê ca hát nhưng giọng ca của bạn thường xuyên bị hụt hay bị yếu khiến bạn không thoải mái và mất tự tin? Hãy tham khảo một số giải pháp ngay dưới bài viết này, bí mật cách lấy hơi khi hát để có giọng ca nội lực truyền cảm, giúp bạn thỏa sức ca hát tận hưởng với những màn trình diễn tuyệt vời nhất. 

    Xem nhanh

1. Nguyên nhân khiến hát bị hụt hơi 

Để tìm ra được những "mẹo" hay cải thiện chất giọng của bạn, trước tiên hãy tìm hiểu những nguyên nhân chính khiến cho giọng hát của bạn dễ bị hụt hơi, mất sức và yếu. 

Lấy hơi sai cách: 

Đây là một nguyên nhân phổ biến khiến chúng ta khi hát bị hụt hơi, khi chúng ta lấy hơi ở phần trên cơ thể hoặc lấy hơi ở ngực, khi đó hát có cảm giác rất dễ mệt. Vì sao lấy hơi ở ngực sẽ gây hụt hơi? Bởi vì ở ngực của bạn chỉ có xương, các bộ phận nội tạng và các cơ bám vào khung xương rất chắc, do đó các cơ này sẽ không thể co dãn và lớn được, nếu bạn càng cố gắng lấy hơi ở ngực thì sẽ dẫn đến hiện tượng tức ngực, ép tim, đến lúc đó, bạn chỉ cần cất ra một tiếng là hết hơi ngay. 

Hạ thấp thanh quản: 

Hạ thấp thanh quản là như thế nào? Kỹ thuật này thường dùng để tạo ra âm thanh ồm ồm, ầm ầm, rền vang hơn. Khi bạn cố gắng thử nói hoặc hát một câu ồm ồm, hãy cảm nhận âm thanh ở dưới cổ họng của bạn, bạn sẽ có cảm giác hơi thở đi qua nhiều hơn và mệt hơn. Kỹ thuật này đòi hỏi người hát phải có chuyên môn và một trình độ nhất định để có thể điều tiết làn hơi của mình, vì vậy bạn nên nghiên cứu, tập luyện trước thật kỹ nếu muốn sử dụng kỹ thuật này.

Điều tiết hơi thở chưa hợp lý: 

Trong trường hợp bạn hát một bài hát quá dài với nhiều giai điệu lên xuống, trầm bổng khác nhau, hay đặc biệt với những bài hát theo phong cách thì thầm, nhỏ nhẹ, bạn sẽ phải sử dụng rất nhiều hơi đi kèm cùng âm thanh phát ra của bạn (breathy sound). Kiểu hát này sẽ làm cho bài hát và giọng ca của bạn có chất riêng, tuy nhiên bạn cần phải tính toán thật kỹ nếu bạn muốn sử dụng kiểu hát này cho cả bài.  Khi bạn chưa có kinh nghiệm hay kỹ năng cân bằng hơi thở trong suốt ra bài, sẽ gây ra hiện tượng hụt hơi, âm thanh phát ra trở nên không rõ ràng, tròn trĩnh. 

Sai khẩu hình và âm lượng khi hát: 

Chúng ta thường xuyên mở miệng hết cỡ và lấy hơi quá mạnh khi hát những nốt cao, việc này sẽ làm chúng ta tốn nhiều hơi hơn mức bình thường, khiến âm thanh phát ra nhiều lúc không đều, có cảm giác bị mệt. 

 

2. Cách lấy hơi khi hát để có giọng ca nội lực, truyền cảm

Tập lấy hơi ở bụng: 

Cơ hoành bụng của chúng ta sẽ giúp lấy hơi được giày và nén hơi được lâu hơn. Vì vậy, việc tập lấy hơi ở bụng giúp chúng ta có được một giọng hát chắc và khỏe hơn. Hãy đặt tay lên bụng và hít thật sâu, giữ nguyên vị trí vai và ngực và bắt đầu đẩy hơi ra từ từ, chậm và nhẹ nhàng. Tập luyện thường xuyên và biến nó thành thói quen, giong của bạn sẽ khỏe hơn nếu như bạn thành thạo kỹ năng này. 

Lấy hơi ở bụng

 

Giữ thanh quản thật thoải mái: 

Hãy giữ thanh quản của bạn thật thoải mái, đừng cố tạo ra âm thanh khác biệt. Hãy nghĩ rằng việc hát cũng như việc bạn đang nói chuyện vậy, âm thanh hay nhất, tự nhiên chính là giọng nói của bạn. 

Điều chỉnh khẩu hình:

Chú ý mở rộng khẩu hình nhưng không mở to miệng. Hạn chế mở miệng theo chiều ngang, âm thanh phát ra sẽ bị chói và méo, thay vào đó hãy mở miệng theo chiều rộng (Hàm dưới đi xuống đồng thời khớp nối của hàm dưới và hàm trên cũng được mở ra) 

Điều chỉnh khẩu hình.

 

Giữ làn hơi của bạn thật đều: 

Trước khi hát, hãy thở thật sâu và thoải mái nhằm giảm sự căng thẳng, nâng hiệu quả ca hát lên mức tối đa. 

Khi hát nốt cao hoặc nốt to, bạn không nên đẩy hơi ra thật nhiều và hãy giữ hơi thật đều đặn để có được âm thanh với âm lượng ổn định, vừa đủ. Bạn nên sử dụng giọng pha mixed voice - Sự pha trộn giữa giọng giả thanh và giọng ngực nên âm thanh giống như hét nhưng vẫn giàu cảm xúc, khi đó lúc bạn lên nốt cao sẽ giữ gìn thanh quản của bạn khỏi khản tiếng hay tổn thương. 

Tư thế khi hát: 

Thế đứng khá quan trọng và lợi thế khi chúng ta hát. Khi đứng hát, hãy thật tự nhiên, thoải mái, đầu gối buông lỏng, chân dang ra hai hông, giữ cho ngực thoải mái khi hát. 

Tư thế hát thoải mái.

 

Đây là những mẹo nhỏ giúp bạn cải thiện giọng ca của mình, tuy nhiên để phát huy được hiệu quả, điều đó phụ thuộc hơn vào sự chăm chỉ tập luyện, bồi dưỡng của bạn, biến những phương pháp này trở thành một thói quen, một kỹ năng không thể tách rời mỗi khi bạn ca hát. 

3. Tham khảo một số mẫu Micro hỗ trợ tốt cho giọng ca của bạn 

 [code_product_1]

 [code_product_2]

Trên đây là những bí mật cách lấy hơi khi hát để có giọng ca nội lực truyền cảm, chúng tôi hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có những gợi ý nho nhỏ để cải thiện giọng ca của mình, đưa chất lượng vui chơi giải trí của bạn lên tầm cao hơn. Đồng thời, HDRADIO là một địa chỉ tin cậy cung cấp thêm cho bạn những thiết bị âm thanh, ca hát uy tín, chất lượng - là trợ thủ đắc lực cho giọng ca của bạn, hãy đến Showroom của chúng tôi trên toàn quốc để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. 

             

Đánh giá Bí Mật Cách Lấy Hơi Khi Hát để có Giọng Ca Nội Lực Truyền Cảm

Chọn đánh giá của bạn:
Hệ thống đang xử lý, vui lòng chờ trong giây lát!.