Mạch công suất class TD là gì? Tổng hợp Cục Đẩy Class TD Siêu Bền

  • Ngày đăng: 2022-09-12 17:26:40
  • Lượt xem: 1714

Là một trong những mạch công suất được ưa chuộng nhất hiện nay, tuy nhiên đối với nhiều người, mạch công suất class TD còn là một cái tên khá xa lạ. Vậy mạch công suất class TD là gì, có tốt không? Những mẩu cục đẩy class TD siêu bền hiện nay?

    Xem nhanh

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin cần thiết về mạch công suất class TD, nguyên lý hoạt động, những ưu nhược điểm của mạch công suất class TD nhé ! 

 

 

1. Mạch công suất class TD là gì? 

TD được viết tắt từ cụm từ Tracking class D, cái tên cũng đã nói lên được khái niệm của nó, mạch công suất class TD là sự kết hợp của mạch khuếch đại class D được sử dụng để tạo ra điện áp cung cấp tự hiệu chỉnh tín hiệu đầu ra trong bộ khuếch đại âm thanh lớp D. Vì vậy, có thể nói rằng mạch công suất class TD là bộ khuếch đại lớp D tiêu chuẩn với hiệu quả được cải thiện đáng kể hơn mạch class D đơn thuần. 

2. Nguyên lý hoạt động của mạch công suất class TD 

Nguyên lý hoạt động của mạch công suất class TD dựa trên cấu trúc liên kết chế độ chuyển đổi, được dùng trong nguồn cung cấp TD:  “Step down” – bước xuống hoặc “Buck Converter” bộ chuyển đổi điện áp. Khi cung cấp nguồn, dòng điện trong bộ Buck Converter, bóng bán dẫn chuyển đổi FET được điều khiển bằng tín hiệu PWM. Điện áp đầu vào lúc này chính là “vách” trong bộ khuếch đại và điện áp đầu ra là nguồn cung cấp cho class AB. Cụ thể: 

  • Khi bật bóng bán dẫn FET lên thì ngay lập tức dòng điện sẽ chạy theo một chiều thông qua FET và cuộn cảm, tải. Khi tắt bóng bán dẫn FET, điện áp trên cuộn cảm sẽ đảo chiều ngược dòng và dòng điện sẽ sẽ tiếp tục chạy qua diode chuyển vòng năng lượng một cách tự do.
  • Khi bật liên tục bóng bán dẫn FET thì điện áp đầu ra sẽ giống với điện áp đầu vào, khi tắt FET thì điện áp đầu ra sẽ bằng 0. Khi chu kỳ nhiệm vụ của tín hiệu đạt 50% thì điện áp đầu ra sẽ bằng một nửa điện áp đầu vào trong bộ buck converters. 
  • Cách hoạt động của bộ buck converter giúp công suất trong bộ chuyển đổi đúng bằng với nguồn ra khi rời khỏi bộ chuyển đổi. 

Để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của mạch công suất class TD, tham khảo sơ đồ sau:

mạch công suất class TD

3. Ưu nhược điểm của mạch công suất class TD

Ưu điểm:

  • Hiệu suất hoạt động cao trên 70%, vì vậy năng lượng tiêu hao chuyển thành dạng nhiệt giảm đáng kể giúp cho thiết bị hoạt động mà không quá nóng
  • Nhờ có sự kết hợp của class AB và class D nên class TD có thể đảm bảo được âm thanh tốt mà vẫn đảm bảo được hiệu suất cao
  • Cục đẩy class TD có thể hoạt động dưới chế độ đánh cầu Bridge cho mức công suất cao hơn
  • Dải tần đáp tuyến rộng mang lại chất lượng âm thanh chuyên nghiệp, đầy đủ các dải tần
  • Cục đẩy hay Amply class TD thường cho công suất lớn nhưng lại tiết kiệm năng lượng khi sử dụng
  • Độ méo tiếng cực thấp cùng với khả năng giảm thiểu tiếng ồn giúp âm thanh phát ra ít khi bị méo
  • Đối với cục đẩy sử dụng mạch class TD có hoạt động với độ tin cậy cao, xử lý các phản ứng tốt và kiểm soát bảo mật tốt
  • Thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, dễ sửa chữa 

Nhược điểm: 

  • Chất âm thanh không thể nào so sánh được với các dòng mạch khác sử dụng mạch công suất từ 20-60%
  • Hiệu suất chỉ đạt ngưỡng 70-80% nên vẫn xảy ra tình trạng nóng khi sử dụng thiết bị 

 

 

4. Một số mẫu đẩy công suất sử dụng mạch class TD siêu bền

Trên đây là một số giới thiệu về thông tin, kiến thức mạch class TD, HDRADIO hi vọng có thể giúp các bạn trả lời được những thắc mắc về mạch class TD, mạch class TD là gì? có tốt không? Đến với HDRADIO để trải nghiệm nhiều mẫu đẩy công suất giá tốt, chính hãng. 

Đánh giá Mạch công suất class TD là gì? Tổng hợp Cục Đẩy Class TD Siêu Bền

Chọn đánh giá của bạn:
Hệ thống đang xử lý, vui lòng chờ trong giây lát!.